nỏ hu dự báo giá bán lẻ xăng dầu kỳ 21/8/2023 biến động nhẹ

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (nỏ hu ) dự báo trong kỳ điều hành ngày 21/8/2023 giá xăng bán lẻ có thể tăng trên 400 đồng/lít, lên mức 23.229 đồng/lít (E5 RON 92) và 24.425 đồng/lít (RON 95).

So với kỳ điều hành trước, mô hình dự báo giá bán lẻ dầu diesel kỳ này có thể giảm 62 đồng xuống mức 22.358 đồng/lít; dầu hỏa có thể tăng 225 đồng lên mức 22.105 đồng/lít, dầu mazut có thể giảm 25 đồng, xuống mức 17.635 đồng/lít. Mô hình dự báo kỳ này sẽ không trích chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2023 dự báo sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày lên mức 102,2 triệu thùng/ngày, trong đó Trung Quốc chiếm hơn 70% mức tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại chỉ còn 1 triệu thùng/ngày vào năm 2024, khi quá trình chuyển dịch năng lượng tăng tốc.
Nguồn cung dầu toàn cầu giảm 910 nghìn thùng/ngày xuống 100,9 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2023. Sản lượng của Saudi Arabia giảm mạnh trong tháng 7 đã khiến sản lượng của OPEC+ giảm 1,2 triệu thùng/ngày xuống 50,7 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, sản lượng ngoài OPEC+ tăng 310 nghìn thùng/ngày lên 50,2 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu toàn cầu được dự báo sẽ tăng thêm 1,5 triệu thùng/ngày lên mức kỷ lục 101,5 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
IEA dự báo trong năm 2024, sản lượng dầu ngoài OPEC+ sẽ “thống trị” tăng trưởng nguồn cung dầu toàn cầu với mức tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong khi sản lượng của OPEC+ có thể chỉ tăng thêm 160 nghìn thùng/ngày.
Công suất lọc dầu toàn cầu dự kiến đạt 83,9 triệu thùng/ngày vào tháng 8/2023, tăng 2,4 triệu thùng/ngày kể từ tháng 5/2023 và cao hơn 2,6 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu dầu của Liên bang Nga giữ ổn định ở mức 7,3 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2023. Xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc và Ấn Độ giảm so với tháng trước nhưng vẫn chiếm 80% các lô hàng xuất khẩu của Nga. Giá dầu tăng cao hơn đã giúp doanh thu xuất khẩu của Nga tăng 2,5 tỷ USD lên 15,3 tỷ USD, tuy nhiên vẫn thấp hơn 4,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Dự trữ dầu thô giảm tháng thứ 3 liên tiếp, trong đó dự trữ của OECD thấp hơn 100 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm. Cân bằng thị trường được thiết lập khi Saudi Arabia và Liên bang Nga gia hạn cắt giảm nguồn cung ít nhất là đến tháng 9/2023.
IEA ước tính công suất dự phòng của OPEC+ là 5,7 triệu thùng/ngày, có khả năng tăng sản lượng vào cuối năm. Nếu các mục tiêu hiện tại của OPEC+ được duy trì, tồn kho dầu toàn cầu có thể giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong Quý III/2023 và 1,2 triệu thùng/ngày trong Quý IV/2024, tiềm ẩn rủi ro đẩy giá dầu lên cao hơn.